Bối cảnh của truyện là vào thời Đông Tấn (317-420)
Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa.
Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người “Hồ” và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên[1] đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều.
Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn từ năm 302, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp trung nguyên.
Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Vũ Đế Lưu Thông lên thay. Năm 311, Thông tấn công kinh thành Lạc Dương, bắt sống Tấn Hoài Đế và nhiều triều thần nhà Tấn. Trong cuộc tấn công của Lưu Thông, quân Tấn thất bại nhanh chóng do không đủ mạnh và các sứ quân nhà Tấn đều chỉ nhân loạn lạc để phát triển cơ đồ riêng, không có bụng cứu vua. Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển “thiên hạ” cứu vãn tình thế. Mãi tới năm 313, nghe tin Hoài đế bị Lưu Thông giết hại, một bộ phận triều thần lập Tư Mã Nghiệp lên nối ngôi ở Tràng An, tức là Tấn Mẫn Đế. Năm 316, Lưu Thông lại đánh chiếm Tràng An bắt sống Mẫn Đế. Tấn Mẫn Đế làm tù binh rồi bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong. Tồn tại từ năm 265 đến năm 316
Trong lúc ấy thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn. Các họ lớn ở đó gồm có Chu 朱, Cam, Lữ, Cổ, Chu 周 ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420) khi tin tức về việc Trường An thất thủ bay tới phương nam. Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là "Lang Nha".
Chính quyền Đông Tấn quân phiệt và đầy mâu thuẫn tồn tại 104 năm. Trong thời kỳ đầu, chính lệnh ở miền bắc đã mất nhưng một số tướng lĩnh giữ thành phía bắc vẫn theo nhà Đông Tấn mà chống Ngũ Hồ như Lưu Côn, Lý Củ, Vương Tuấn. Trong khi đó ở miền nam, trong số các tướng lĩnh, một số người cũng muốn bắc phạt để dẹp loạn Ngũ Hồ (điển hình là Tổ Địch), nhưng vì nội bộ luôn chứa đựng mâu thuẫn nên không thể tiến hành chính sách bắc phạt trường kỳ, do các tướng lĩnh địa phương gây loạn, điển hình là hai cuộc nổi loạn Vương Đôn và Tô Tuấn. Do không có sự phối hợp đủ mạnh của miền nam, các thành phía bắc dần dần bị cô lập và cuối cùng bị quân Ngũ Hồ đánh chiếm. Có mấy lần Đông Tấn có cơ hội bắc phạt tốt, như lúc Hán Triệu bị quyền thần Lặc Chuẩn tiêu diệt (319) hay nhà Hậu Triệu bị Nhiễm Mẫn tàn phá (350) nhưng vì nội bộ lục đục nên Đông Tấn không thể làm cuộc "trung hưng"...
Nhóm dịch: Bạch Ngọc Nguyện
Vào những năm đầu lập quốc của nhà Minh, có 3 chữ cấm kị khiến người khác nghe thấy thì đã kinh hồn táng đởm: Cẩm Y Vệ.
Danh hiệu đầy đủ của họ là Cẩm Y Thân Quân Đô Chỉ Huy Sứ Ty. Lấy tư cách là đội quân thân cận nhất của vua, Cẩm Y Vệ chỉ nghe lệnh trực tiếp từ hoàng đế. Họ có thể bắt, tra tấn, thậm chí giết chết bất cứ người nào: từ bình dân bá tánh cho đến tể tướng đương triều lẫn hoàng thân quốc thích. Một Cẩm Y Vệ giỏi phải biết võ nghệ, tinh thông mưu lược để tuần tra truy bắt, tra xử xét hỏi và điều tra quân tình. Ngắn gọn thì Cẩm Y Vệ là thanh kiếm sắc của thiên tử, có thể chém chết bất kì ai trong thiên hạ.
Dân chúng lẫn quan lại sợ Cẩm Y như sợ cọp vì bàn tay đồ tể nhuộm đầy máu qua những vụ án lớn: thừa tướng Hồ Duy Dung tạo phản bị giết cùng 3 vạn người hay đại thần Lam Ngọc và 2 vạn người dân vô tội bị giết chết dã man. Người đời căm ghét chửi rủa Cẩm Y là loài ưng khuyển. Âu cũng vì họ không thể đứng lên vạch mặt kẻ chủ mưu ngồi trên ngai rồng kia: Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương - hoàng đế sáng lập triều đại nhà Minh.
Chu Nguyên Chương tay không dựng nghiệp lớn, leo lên từ tầng lớp nông dân để chiếm lấy giang sơn. Về già dùng Cẩm Y Vệ dò xét lòng người trong thiên hạ, thêu dệt bằng chứng để sát hại công thần, cuối cùng lại đóng cửa Cẩm Y Vệ. Tất cả khổ công đó cũng chỉ vì dẹp yên hậu hoạn cho con cháu. Ngờ đâu khi mộ ông ta chưa xanh cỏ thì chính người con trai thứ tư của ông ta - Yến Vương Chu Lệ đã phá tổ huấn, không đóng ở biên cương đề phòng ngoại xâm mà xua quân lật đổ người cháu ruột của mình - vua Huệ Tông Chu Doãn Văn. Chú cháu đánh nhau, Doãn Văn thua chạy mất tích trong biển lửa. Chu Lệ lên ngôi lấy niên hiệu Vĩnh Lạc, trọng dụng Cẩm Y Vệ.
---------------------------------------
Thấp thoáng mấy chục năm đi qua, thiên hạ vốn đang ca múa thanh bình lại bắt đầu gợn sóng từ một vụ án giết người ở chùa Khánh Thọ.
Nhật Nguyệt Ca, Kim Long Quyết xuất thế ngang trời mang đến lời tiên đoán kinh thiên về triều đại nhà Minh.
Thấp thoáng đằng sau Ninja Đông Doanh là Chu Doãn Văn mất tích mấy chục năm trước trong binh lửa.
Bí mật của Thái Tổ Chu Nguyên Chương cất giấu đến cuối đời là gì?
Khi Cẩm Y Vệ Thiên Hộ Thu Trường Phong, một nhân vật đa trí gần như yêu quái, nhận được sự ủy thác của tể tướng áo đen Diêu Nghiễm Hiếu truy tìm ẩn số của Nhật Nguyệt Ca. Hắn đối mặt là một mê trận sương mù che mờ cả thiên địa. Tấm lưới chết chóc chụp xuống từng ngõ ngách hắn bước đi. Chờ đợi hắn là một bữa tiệc ba đời đế vương đẫm máu.
Bạn là một người thích đọc những câu chuyện ly kỳ, tình tiết tranh đấu gay cấn, tài trí mưu lược? Hay những câu chuyện liên quan đến lịch sử Trung Hoa? Vậy thì bạn đã tìm đúng truyện rồi đấy!
Binh Lâm thiên hạ là câu chuyện về một linh hồn xuyên qua một nghìn tám trăm năm vào thời kỳ Tam quốc chinh chiến đầy hỗn loạn. Đó cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Giữa thời Tam quốc cùng với bao anh hùng hào kiệt, nhân sĩ cao mưu như Lã Bố, Triệu Vân, Quan Vũ, Khổng Minh, Bàng Thống, Quách Gia, Giả Hủ… Thì nhân vật chính là Lưu Cảnh - Một thợ săn thiếu niên có địa vị thấp hèn, không có thần lực trời sinh, không có võ nghệ cao cường, không có gia thế hiển hách, mang trong mình chút kiến thức biết trước về lịch sử và trí tuệ của một luật sư từ kiếp trước, Lưu Cảnh làm thế nào để sống sót và thích nghi trong thời kì Tam Quốc? Từng bước đưa bản thân mình ngồi lên vị trí cao trong thời đại loạn lạc đó? Số phận của Lưu Cảnh rồi sẽ ra sao?
Để biết những điều đó các bạn hãy bắt đầu đọc Binh Lâm thiên hạ đi thôi!
Cao Nguyệt là một trong những cây bút nổi bật nhất viết về thể loại lịch sử quân sự, ông đã cho ra đời các tác phẩm như Danh Môn, Thiên Hạ, Thiên Hạ Kiêu Hùng…luôn có số lượng lớn độc giả yêu thích, đón nhận. Binh Lâm thiên hạ là tác phẩm lịch sử quân sự mới nhất của ông, một cuốn tiểu thuyết xuất sắc, tình tiết lay động lòng người, hành văn hoa mỹ, lôi cuốn mà sinh động, tả chiến tranh, mưu kế chính trị, tình cảm nam nữ, gia đình đều cực kỳ xuất sắc.
Dịch giả của nhóm từng nhận xét: Có những truyện đọc mãi chả hiểu gì hay đọc mãi mà không đi vào lòng được. Nhưng có những truyện đọc một hai câu đã cảm thấy tình người ngập tràn, lòng người tinh tế... đọc rồi lại muốn đọc tiếp ... Binh lâm thiên hạ cũng là một truyện như thế.
Hay: Binh Lâm thiên hạ không chỉ có những cuộc chiến đấu căng go, quyết liệt, tài trí thông minh, mưu lược của những nhân vật trong truyện mà còn đan xen miêu tả những câu chuyện tình yêu đẹp khiến người đọc không thể dời mắt.
Nhóm dịch Nghĩa Hiệp mời các bạn đón đọc Binh Lâm Thiên Hạ - Cao Nguyệt
Giới thiệu:
Bình thường, cô nương nào cũng đều yêu son phấn, lập chí cầm kỳ thi họa, tinh thông đủ mọi thứ.
Thế nhưng Ấn Tâm lại yêu thích bếp núc, quyết chí đi khắp Đại Giang Nam Bắc, học hết tất cả trù nghệ!
Sư phụ nói, năm nay Thú Tướng quân võ công cái thế, uy chấn thiên hạ có kiếp nạn.
Bởi vì bát tự của nàng tương hợp, nên phái nàng tới đó bảo vệ, giúp hắn biến nguy thành an!
Nhưng mà hình như Bắc Cương nghe ra rất xa, cô thật sự không muốn đi chút nào…
Cái gì? Thao Thiết phổ?! Đây không phải là sách nấu ăn hạng nhất mà sư phụ rất tự hào hay sao?
Nếu nàng có thể bảo vệ Thú Tướng quân thật tốt, không để hắn bị chút tổn thương nào, thì nàng sẽ được cuốn sách này?
Không thành vấn đề, nàng nhất định sẽ đi! Loại giao dịch ăn chắc không lỗ này chỉ có kẻ ngu mới có thể cự tuyệt!
Chỉ là… Tại sao trong trí tưởng tượng của nàng, hắn hoàn toàn khác xa?
Nàng cho rằng đã làm tới chức Tướng quân, không có tuổi thì ngoại hình cũng phải thô kệch.
Thế nhưng hắn lại thâm trầm lạnh lùng nghiêm khắc, nhưng lại mơ hồ lộ ra một loại quyến rũ khó quên.
Để rồi khi bốn mắt nhìn nhau, tim nàng không ngừng đập thình thịch!
*********************
Lời người chỉnh ngữ:
"Lần đầu tiên ta chỉnh ngữ cổ đại, dùng từ không đúng hay hiểu sai nghĩa thì nhờ các nàng góp ý dùm. Vừa đọc Vương Gia rất nghiêm túc xong, ta quyết định thử bộ này. Nàng nào đã đọc bộ Vương Gia rất nghiêm túc thì chắc cũng biết bộ này là hệ liệt 1 của hệ liệt [Hoàng Thượng là vai phụ] của Hạ Kiều Ân và bộ Tướng Quân Vô Địch là hệ liệt 2. Cốt truyện cũng rất nhẹ nhàng, dễ thương, không ngược, như hệ liệt 1.
.....
Và cũng là câu cuối cùng, ta không có lịch post truyện, edit theo hứng, mạch truyện, công việc và sự ủng hộ của các nàng."