Nếu gọi thế giới của người sống là ánh sáng thì bóng đêm kia mang trong mình nó những gì?
Một nét liêu trai, một chút ma mị nhưng không kém phần chân thật, Mị Bảo nhẹ nhàng dắt người đọc vào cuộc sống của một cô bé sở hữu năng lực nhìn thấy những vong hồn vất vưởng. Làm cầu nối giữa hai thế giới, mắt nhìn được những thứ người thường không thể thấy nhưng Thẩm Linh Tố vẫn là một cô gái bình thường bé nhỏ giữa dòng đời. Với cô, năng lực kia chỉ khiến thế giới như rộng lớn hơn, và cô thì lọt thỏm trong đó.
Mối tình đầu tan vỡ giúp cô rõ hơn lòng người nông sâu, người thân lần lượt có rồi lại mất giúp cô biết cách đứng vững hơn trên đôi chân mình. Cô điềm nhiên đứng nhìn cuộc đời, thấm nhuần quy luật nhân quả gieo gì gặt nấy. Kẻ lòng dạ hiểm sâu đến cuối cùng cũng nhận lại kết quả xứng đáng, vậy còn người tốt thì sao? Số phận chung của nữ giới nhà họ Thẩm liệu có rẽ sang hướng khác trong tay cô?
Câu chuyện chỉ điểm chút màu yêu lên phông nền xám của cái chết và đen của âm mưu, nhưng nếu bước lùi lại để nhìn toàn cảnh, người đọc sẽ thấy hiện lên một bức tranh lung linh đầy tình cảm chân thành và hi vọng tràn đầy.
Trong đêm tăm tối, chỉ có lòng người mới là ngọn đèn soi tỏ chân đi.
Nguồn cơn cớ sự, kể ra cũng thật hoang đường…
Thiên Đế xưa hóa thành thỏ ngọc, sa phàm trần lánh nạn lại mắc bẫy thợ săn. Gã thợ săn ranh mãnh tham lam đòi thưởng công bằng bá đồ vương nghiệp.
Phần thưởng mưu mô ấy, cuối cùng kết cục chẳng vẹn tròn. Trước khi giáng ma tinh hủy diệt vương triều, Thiên Đế đã đóng lên mặt đất một đoạn sử thương đau: huynh đệ tương tàn, thí vua cướp ngôi, gian thần lộng hành, tình nhân tuyệt vọng…
Rồi gió thổi tung tro tàn sách sử. Rồi mưa phủ rêu ký ức cố nhân.
Kẻ đầu thai thường dân, kẻ quay về chốn cũ, kẻ lục thần vô chủ, kẻ lạc phách tiêu hồn. Riêng mình Diễm quỷ vẫn không buông chấp niệm, vẫn kiên tâm tìm gắn những đổ vỡ tổn thương.
Ba trăm năm ân đền oán trả, bất nhập luân hồi. Bao kiếp người sở cầu bất đắc, ái hận khôn nguôi…
“Lời hứa của đàn ông giống như những hạt cát bên bờ biển, gió thổi cái là bay, chỉ có kẻ ngốc mới tin là thật. Người phụ nữ thông minh đương nhiên hiểu, trên đời này, người cô ấy có thể dựa dẫm chỉ có thể là chính bản thân cô ấy mà thôi.”
Minh Hiểu Khê là nhà văn của những câu chuyện tình quyến luyến và đằm sâu như một thứ hương hoa cuối mùa. Nhân vật chính trong các sáng tác của cô thường là những cô gái trẻ với trái tim thẳng thắn, trung thực, sẵn sàng yêu và cháy đến tận cùng cho những đam mê. Đó là một Tiểu Mễ yêu đắm say và nồng nàn trong "Sẽ có thiên thần thay anh yêu em”, là Doãn Hạ Mạt cứng cỏi, kiên cường trong “Bong bóng mùa hè”, là Bách Thảo mang trái tim trong trẻo, ý chí vươn lên không ngừng trong “Thiếu nữ toàn phong”. Thế nhưng khi đến với “Tường vi đêm đầu tiên” độc giả sẽ hoàn toàn bất ngờ và bị chinh phục bởi sự đột phá trong cách sáng tạo hình tượng nhân vật và ngòi bút trữ tình vừa đằm thắm vừa sắc nhọn. Vẫn là những câu từ như ướp hương hoa nhưng Diệp Anh - nhân vật nữ chính của tác phẩm được hiện lên đa chiều và nhiều góc cạnh hơn.Diệp Anh, cô gái được sinh ra từ đêm đen u uất, như đóa tường vi bừng nở sau một đêm sấm sét ngợp trời, cô gọi mình là Dạ Anh, cô gái tới để hủy diệt, vùi lấp đi tất cả.
Một trái tim và tâm hồn u tối trong diện mạo xinh đẹp, lạ thường. Diệp Anh đã dùng sắc đẹp và tài năng của mình thầm lặng thực hiện âm mưu lợi dụng anh em và gia đình họ Tạ, một danh gia vọng tộc trong ngành thời trang làm bàn đạp trong kế hoạch trả thù. Cô sẵn sàng bóp méo nhân cách của bản thân để đạt được mục đích. Minh Hiểu Khê đã đặt Diệp Anh vào giữa ranh giới mong manh của Tình yêu và Thù hận.
Con người ta, có nên chăng để những hờn ghen và thù hận phôi phai theo năm tháng, quên những đớn đau của ngày hôm qua để sống cho hiện tại? Đọc Tường vi đêm đầu tiên, độc giả sẽ được trải nghiệm quá trình đấu tranh, kiếm tìm những giá trị đích thực của cuộc sống. Ở đó hằn sâu bao đau đớn và nước mắt của Diệp Anh. Tường vi đêm đầu tiên đã chuyển tải được những giằng xé nội tâm, diễn biến tâm lí phức tạp trong lớp ngôn từ nhẹ nhàng, uyển chuyển và tinh tế. Táo bạo khai phá đề tài Báo thù nhưng Minh Hiểu Khê đã khẳng định được tài năng của mình trên từng trang viết.
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như "Nếu còn có ngày mai", “Âm mưu ngày tận thế”, "Thiên thần nổi giận"..., đã từ trần ở tuổi 89.
Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.
Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.
Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn - đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.
Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.
Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway - nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.
Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….
Văn án:
Ta xuyên thành tiểu sư muội, người dùng thân mình tế kiếm để giúp nam chính đột phá.
Nhìn dòng dung nham cuồn cuộn, ta hoảng hốt hỏi:
“Mới xuyên qua đã phải chết rồi sao?”
Hệ thống đáp: “Không chết thì làm sao khiến nam chính ghi nhớ suốt đời?”
Ta: Hiểu rồi.
Sau này, ta cướp cơ duyên của nam chính, đoạt pháp bảo của hắn, phá hủy mọi kế hoạch của hắn, còn truy sát hắn khắp thế gian.
Đến lúc sắp chết, hắn vẫn còn căm hận ta.
Hệ thống: “ …Cái này cũng được à?”
Ta: “Ngươi chỉ cần trả lời, hắn có nhớ hay không?”
Tại sao chúng ta lại có cảm giác thích ai đó?
Ban đầu có thể là đơn thuần ngưỡng mộ, sau đó dần dần bị hấp dẫn;
Cũng có thể là do "vừa gặp đã yêu"
Chỉ mới gặp đã thấy hợp nhau nên càng muốn gần gũi với họ
Tâm tình khi đó cũng thay đổi, bắt đầu trở nên thất thường,
Đôi khi sẽ bất giác nhớ về người ấy, cảm thấy rất ngọt ngào, rồi thẫn thờ, cười ngây ngốc
Khoảng cách xa nhất trên thế giới này là tình yêu giữa cá và chim. Một con bay lượn trên bầu trời, còn một con chỉ biết ngước nhìn từ lòng biển khơi.
----
Người anh muốn nắm tay đi đến cuối cuộc đời này, trước khi em tới chưa từng có ai, sau khi có em không thêm ai khác…
Triệu Thiên Di - Ren,15 tuổi (hắn): Ba mất sớm nên k có người dạy bảo nên đã lâm vào con đường xã hội đen. Cuộc sống của hắn rất tẻ nhạt suốt ngày lao đầu vào những trận đánh chém nhau, niềm vui đối với hắn là khi nhìn thấy người khác van xin được chết, bởi hắn thích nhất là hành hạ người khác. Nhưng hắn rất yêu quý em mình.
Một cô gái có hoàn cảnh éo le, vô tình bị xuyên không và lạc vào thế kỷ 23. Nó sẽ sống ra sao ở cái thời hiện đại ấy, ở thế kỷ xã hội đi lên còn ý thức con người đi xuống.