Tác giả Alexandre Dumas

Cái Chết Của Ba Người Lính Ngự Lâm

Lượt Đọc:

0
Alexandre Dumas-Cha và cái chết của Ba người lính ngự lâm

Độc giả Pháp có câu đùa. "Ba chàng ngự lâm… mà là bốn" vì bốn nhân vật trong Ba chàng ngự lâm pháo thủ là Aramis, Athos, Porthos và d Artagnan đều là lính ngự lâm, có điều d Artagnan về sau mới gia nhập vào bộ ba có trước. Ở hai bộ truyện tiếp theo: Hai mươi năm sau. Tử tước de Bragelonne. Cái chết của ba người lính ngư lâm cùng bốn nhân vật ấy tung hoành trên nước Pháp lan qua nước Anh) của thế kỷ XVII và được độc giả mến mộ không khác gì thời họ còn trai trẻ. A. Dulmas được các nhà phê bình văn học lưu tâm đến các kịch bảnm còn người bình thường lại hoan nghênh các tiểu thuyết lịch sử của ông, loại "làm vui cho số đông". Người ta vẫn còn nhớ câu trả lời lý thú của ông để đối lại câu trách: A. Dumas đã đẻ ra những đứa con hoang khoẻ mạnh hơn đứa con thực của lịch sử:

"Lịch sử là gì? Đó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi thôi".

Cho nên ta cũng lại gặp trong Hai mươi năm sau bốn chàng lính ngự lâm được tác giả cho tiếp tục tham dự vào biến cố ở nước Pháp dưới thời Nhiếp chính với Hoàng thái hậu Anne d Autriche, Tể tướng Hồng y Mazarin, và thời thành lập nền cộng hòa ở Anh.

Ở Pháp, Louis XIV còn nhỏ. Tể tướng Mazarin phải đương đầu với Nghị viện và các ông hoàng dấy động loạn là Fronde (1648-1953) thco chiều hướng lịch sử thời đại là sự tập trung vào vương quyền sẽ lên đến cao độ khi Louis XIV thực sự nắm chính quyền. Ở Anh, Olivier Cromwell đánh tan quân của nhà vua Charles I và bắt ông đem xử tử. Trên tất cả những biến cố làm nền dó, A. Dumas cho bốn chàng ngự lâm quân cũ của chúng ta tang hoành. D Artagnan vẫn là ngự lâm quân, Porthos đã là bá tước du Vallon, Arthos – bá tước de la Fère, Aramis làm giám mục, hai người đầu phục vụ Mazarin, hai người sau giúp loạn quân cầm đầu bởi giáo chủ de Retz, công tước de Beaufort, phu nhân Longlleville. Thế mà tình bạn không sứt mẻ, bốn người gặp nhau ở nước Anh cứu Charles I không được lại có dịp thanh toán một kẻ cựu thù, con của Milady bị giết trong "Ba người lính ngự lâm".

Ở Cái chết của ba người lính ngự lâm ta gặp nước Pháp với Louis XIV thời thanh niên, Hồng y Mazarin, các ông Fouquet, Cobert, ta gặp khung cảnh cllính trị nước Anh có thể gọi là thời hậu: Cromwell, và d Artagnan, Arthos được tác giả cho đóng vai trò quyết định trong hậu trường để Charles II trở lại ngôi vua nước Anh, Aramis chen vào chuyện nội cung, triều đình, bắt Louis XIV bỏ vào ngục Bastille kinh khiếp.

Trong "Cái chết của ba người lính ngự lâm" các ông vua cao vòi vọi trở thành những người tầm thường, bất lực, kêu khóc, ông Hồng y Mazarin vẫn bủn xỉn, keo kiệt đến tức cười - hơn cả sự thật. Ngôi giáo hoàng tôn kính đối với các tín đồ là thế mà có một anh cựu ngự lâm quân sau khi chui vào hàng ngũ làm giám mục, liền bày ra một âm mưu chính trị để toan tính cướp về mình.

Đọc "Cái chết của ba người lính ngự lâm" - cũng như các tiểu thuyết lịch sử khác của A. Dumas, chúng ta bị cuốn hút theo câu chuyện với những màn đối thoại hênh hoang một cách dễ dung thứ, dáng tinh ranh thật ý nhị, với những tình tiết có vẻ vô lí mà không xa sự thực từ những con người ở địa vị thấp mà tầm vóc cao, tất cả khiến chúng ta như đang bước trên đường lịch sử có bạn đường là ông A. Dumas sức khoẻ tràn trề, tâm tính xuề xòa vui vẻ đã làm vui hàng triệu người trên thế giới cả gần một thế kỷ rưỡi nay.
Chương 61: Cái chết của ngài d'Artagnan
Trà Hoa Nữ

Lượt Đọc:

0
Trà hoa nữ (tiếng Pháp: La Dame aux camélias) là một tiểu thuyết của Alexandre Dumas con, được ấn bản lần đầu vào năm 1848. Đây là tác phẩm đầu tiên khẳng định tài năng và đã đem lại vinh quang rực rỡ cho ông.

Tóm tắt nội dung (spoiler!):
Trà hoa nữ là một câu chuyện đau thương về cuộc đời nàng kỹ nữ yêu hoa trà có tên là Marguerite Gautier. Nội dung Trà hoa nữ kể về mối tình bất thành của anh chàng luật sư Duval với cô kỹ nữ Marguerite, một đề tài tưởng đâu là quen thuộc, nhưng bằng ngòi bút sắc sảo cộng với tình cảm bao dung mà tác giả muốn truyền tải, truyện được độc giả đón nhận không ngần ngại, dù là giới quý tộc, cái giới bị hạ thấp hơn cả cô kỹ nữ trong truyện. Mặc dù Marguerite sống bằng nghề kỹ nữ nhưng trái với nghề của mình, Marguerite là người có tâm hồn và cá tính; nàng có lòng vị tha, biết hi sinh bản thân mình cho người mình yêu. Marguerite Gautier trong chuyện được viết dựa trên hình mẫu của Marie Duplessis, người yêu của chính tác giả.

Đọc tác phẩm ta có thể cảm nhận được có những giá trị vượt lên trên cả tình yêu trai gái bình thường, đó không chỉ là sự hi sinh cuộc sống của mình vì người mình yêu, Marguerite còn chấp nhận hi sinh hạnh phúc của mình vì người đàn bà khác (em gái Duval) người mà cô chưa từng gặp. Đàn bà hy sinh hạnh phúc vì đàn bà là một sự hy sinh hiếm có trong các tác phẩm viết về đề tài tình yêu, đáng khiến cho ta phải suy ngẫm.
Chương 27
Tình Yêu Định Mệnh

Lượt Đọc:

0
Thế kỷ XVI, châu Âu chìm trong sự hỗn độn của ánh sáng vǎn minh và tối tǎm bảo thủ. Con người cũng vậy, họ vừa kiểu cách, vừa nổi loạn. Những câu chuyện về hoàng cung, tôn giáo, phân biệt đẳng cấp luôn được bàn cãi sôi nổi. Vốn nổi tiếng với những tiểu thuyết hiệp sĩ như: Đactanhǎng và ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Môngtơcrixtô,... lần này, Alexandre Duymas lại đem đến cho độc giả những say mê mới trong tiểu thuyết Tình yêu định mệnh. Những nhân vật như Catơrin, Rôbớc Stuya không chỉ là hiện thân của tình yêu cao cả vượt lên số phận mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho con người đầy khát khao vươn tới những lý tưởng cao đẹp trong cuộc đời.
Chương 17: Công khai chế giễu
Những Quận Chúa Nổi Loạn

Lượt Đọc:

0
Dịch giả: Quang Thặng, Hồng Hà, Hữu Lê.

Ba người lính ngự lâm - Hai mươi năm sau - Cái chết của ba người lính ngự lâm là những tác phẩm đồ Sộ tiêu biểu, đã hầu như bộc lộ hết tài năng của Alexandre Dumas Ta có thể gặp trong đó gần đủ những sắc thái của cuộc sống. Chỉ riêng ba chàng ngự lâm cùng với D Artagnan thôi cũng đã là một bức tranh toàn cảnh xuất sắc. Chúng tôi không có tham vọng tóm tắt mấy ngàn trang bút mực của một đại văn hào trong vài dòng. chỉ xin đưa ra một nhận định tầm thường: Alexandre Dumas ông đã mô tả sinh động. sâu sắc hơn "nửa phần nhân loại" và ông chỉ dừng lại Ở "một nửa" đó. cố tình giới hạn Ở đó thôi để  "nửa phần còn lại" được - trang trọng một cách hài hước ý nhị: Trào lộng nhưng thật sâu thẳm sắc bén gói vào những tình tiết của tập truyện Những quận chúa nổi loạn (hay " Chiến tranh giữa các vị phu nhân") Giả như có quyền sống lâu hơn. có lẽ Alexandre Dumas đã có những nhân vật D Artagnan. Athos porthos và Aramis sông đến thời mạt vận của triều đại Bourbon để  cứu vua Louis XVI khỏi rơi đầu.

Nếu ông đã yêu thương "những đứa con trai" đến thế  nào (theo lời kể  khi bắt buộc phải kết thúc nhân vật Porthos ông đã khóc ròng như khóc cái chết của chính con mình). thì đối vời "những đứa con gái". ông lại dành cho sự cưng chiều đặc biệt. Alexandre Dumas đã không ngần ngại phô diễn mọi khía cạnh nữ tính. tất cả những gì mà "nửa nhân loại" kia không có. không thể có. và có lẽ cũng. . . không nếu có.

Bên cạnh những đức tính tiêu biểu của phụ nữ như: Ghen tuông. tò mò. thích trả thù sâu độc...

Alexandre Dumas còn có những đứa con gái nam nhi hơn bất kỳ một nam nhi nào. lòng dũng cảm của một hiệp sĩ. tâm hồn của một trượng phu. và tính cách của một chính trị gia tầm cỡ.

Những nhân vật nữ của Alexandre Dumas không quá ti tiện như Hân Tố Tố hoặc tàn độc như Doanh Doanh của Kim Dung chỉ vì chút mắc cỡ mà bắt quần hùng phải tự chọc mù mắt rồi đầy ra hoang đảo.

Chỉ riêng diễn biến của mối tình cay nghiệt. éo le của bộ ba. nữ tử tước de Cambes (phe nổi loạn chống triều đình). tiểu thư Nanon (người tình hờ của công tước triều đình d épernon) với chàng nam tước hào hoa. đa tình và thật dũng cảm. cũng đủ cho phép chúng ta một lần nữa. gọi Alexandre Dumas là lão sư phù thủy chế  tạo tình tiết.

Chúng tôi xin mời quý độc giả cẩn thận bước vào cuộc CHIẾN TRANH GIỮA CÁC VỊ PHU NHÂN.
Chương 52: Hai anh em
Hoàng Hậu Margot

Lượt Đọc:

0
La Reine Margot của Alexandre Dumas được viết từ cảm hứng về cuộc đời của Marguerite de Valois (tiếng Anh: Margaret of Valois; 14 tháng 5, 1553 – 27 tháng 5, 1615), còn gọi là Margaret của Pháp (Margaret of France) hoặc Vương hậu Margot (La reine Margot), là Vương hậu của Vương quốc Pháp và Vương quốc Navarra.
Chương 66
Ba Người Lính Ngự Lâm

Lượt Đọc:

0

D&#39Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18 tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d&#39Artagnan làm mất lá thư tiến cử của cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh không mấy nhiệt tình.

Tiếp đó, d&#39Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quí tộc. Anh này đòi quyết đấu với d&#39Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d&#39Artagnan gặp Porthos, một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d&#39Artagnan khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là d&#39Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa.

Cuối cùng d&#39Artagnan nhặt được một chiếc khăn tay của một lính ngự lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân của anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn đấu kiếm, d&#39Artagnan thấy 3 người kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi đó cấm đấu kiếm, và các vệ sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến diễn ra và d&#39Artagnan về phe các ngự lâm quân. Họ chiến thắng và d&#39Artagnan trở thành bạn thân của ba chàng lính ngự lâm kia. Phương châm của họ là "Một người vì tất cả, tất cả vì một người", một câu mà vế thứ hai được d&#39Artagnan lợi dụng rất tốt.

Tuy có những cái tên thật ghê tởm và không quí tộc chút nào hết, rõ ràng cả ba anh lính ngự lâm đều là quí tộc và họ dùng tên giả. Athos tỏ ra là một quí tộc cỡ bự, và là người rất quí phái. Porthos thuộc loại thích khoe mẽ, còn Aramis là một anh lăng nhăng nhưng muốn làm mục sư. Tuy chơi với ba anh lính ngự lâm nổi tiếng, d&#39Artagnan không thể trở thành lính ngự lâm ngay được mà phải đi làm lính gác của ông Des Essart để có kinh nghiệm. d&#39Artagnan thuê một căn phòng, mướn một tên hầu là Planchet, và đem lòng yêu bà chủ nhà, bà Bonacieux. Bà này còn rất trẻ so với ông chồng già, và là chỗ quen biết với hoàng hậu Anne. Hoàng hậu không yêu đức vua Louis XIII, mà lại lăng nhăng với Quận công Buckingham. Bà đã đem chiếc chuỗi hạt kim cương mà đức vua tặng đem tặng lại cho người yêu. Hồng y giáo chủ de Richelieu biết được chuyện này và dùng kế nói đức vua buộc hoàng hậu phải đeo chuỗi hạt đi dự vũ hội. Thông qua bà Bonacieux, hoàng hậu nhờ d&#39Artagnan đi lấy lại chuỗi hạt. Thế là d&#39Artagnan cùng ba người bạn lên đường đi nước Anh, nhưng dọc đường cả 3 đều bị rớt lại do những lí do khác nhau, chỉ mỗi d&#39Artagnan đến được nước Anh và đem chuỗi hạt về. Đêm dạ hội, hoàng hậu đeo chuỗi hạt và ông giáo chủ bẽ mặt.

d&#39Artagnan lại quay lại để tìm các bạn mà anh bỏ lại dọc đường. Nhưng ông giáo chủ de Richelieu không phải là người dễ tha thứ, và bà Bonacieux bị bắt cóc. d&#39Artagnan không thể tìm được bà, nhưng lại gặp Milady de Winter, em dâu của bá tước người Anh de Winter, và là một phụ nữ quyến rũ. Như thế là anh kiếm được tình nhân đầu tiên. Tuy nhiên d&#39Artagnan sớm khám phá ra Milady có một bông hoa huệ trên vai, dấu ấn của một tội phạm, và cô ta chẳng phải người Anh mà là một gián điệp. d&#39Artagnan lăng nhăng với cô hầu của Milady và lợi dụng cô này để vạch mặt Milady và ăn cắp được một chiếc nhẫn sapphire. Milady nổi khùng cầm dao dí d&#39Artagnan nhưng anh chạy thoát được.Giáo chủ de Richelieu ở La Rochelle.

La Rochelle nổi loạn và d&#39Artagnan phải lên đường ra trận trong khi lính ngự lâm vẫn chưa xuất phát. Cả 4 người đều nghèo đói và chuẩn bị quân trang là một thử thách lớn. d&#39Artagnan bán chiếc nhẫn chôm được của Milady và chia đôi với Athos. Athos nhận ra chiếc nhẫn này là cái mà anh tặng vợ cũ của mình. Porthos đi lừa tiền của bà biện lý, bà này mê tít Porthos và lấy tiền của ông chồng già cho Porthos, cộng với con ngựa còm mà d&#39Artagnan trước đó đã bán đi. Aramis cũng kiếm được tiền từ các tình nhân của anh. Ở La Rochelle, họ phát hiện ra Milady được lệnh đi ám sát Quận công Buckingham, để đổi lại cô ta muốn giáo chủ de Richelieu giết d&#39Artagnan. d&#39Artagnan phái tên hầu là Planchet đi báo tin cho Buckingham, và Milady bị tóm cổ ở Anh. Ở La Rochelle, d&#39Artagnan và ba người bạn đi ăn sáng và chống lại cả một "quân đoàn" của địch. Với chiến tích này, anh được lên chức làm ngự lâm quân. Hoàng hậu giải cứu được Constance Bonacieux và họ lập tức đi đến nơi cô bị giam giữ.

Chương 66
Bá Tước Môngtơ Crixtô

Lượt Đọc:

0
Tên khác: Bá Tước Monte Cristo, The Count of Monte Cristo

Vào thời kỳ trị vì của vua Louis 18 ở nước Pháp, sau 14 năm bị giam cầm ở nhà ngục lâu đài If, chàng thủy thủ Edmond Dantès đã vượt ngục thành công. Nhờ có kho báu mà người bạn già để lại, anh trở thành vị bá tước giàu có mang tên hòn đảo Monte Cristo.

Nước Pháp năm 1814, Napoléon Bonaparte thất bại và chạy trốn về đảo Elbe. Hai chàng thủy thủ là Edmond Dantès và Fernand Mondego đã giúp đỡ để chữa trị vết thương cho vị chỉ huy. Edmond, bản tính ham thích phiêu lưu và hiền hòa, chỉ có một giấc mơ lớn trong đời: cưới cô gái xinh đẹp Mercedès làm vợ. Nhưng anh bạn Fernand, xuất thân quý tộc, lại có thói quen chiếm lấy tất cả những gì mình thích bằng mọi giá. Thật bất hạnh cho Edmond, lần này chính Mercedès là người mà Fernand muốn đoạt lấy cho mình.

Ở Elbe, Napoléon hoàn toàn tin tưởng Edmond và giao cho anh nhiệm vụ chuyển một lá thư tới một người bạn cũ tại Pháp. Và khi Napoléon đã thoát khỏi hòn đảo, Fernand lợi dụng cơ hội để đổ tội cho Edmond bằng cách cáo buộc anh đã giúp đỡ Napoléon trong cuộc tẩu thoát. Tiếp tay cho mưu đồ đen tối của Fernand còn có cảnh sát trưởng Villefort, kẻ muốn che giấu những mối quan hệ nguy hiểm của cha hắn với Napoléon, nên không ngần ngại cho bắt giam Edmond. Bị cấm cố trong nhà ngục của lâu đài If trên một hòn đảo, chàng thủy thủ tội nghiệp làm quen với linh mục già Faria. Ông đã tận dụng 15 năm tù tội của Edmond để truyền đạt cho anh những kiến thức uyên bác của mình về toán học, các môn khoa học và kiếm thuật cũng như những hiểu biết sâu sắc khác. Và trong ngần ấy năm trời, Edmond không nguôi mối hận khắc sâu trong tim với Fernand.

Với bao cố gắng bền bỉ sau hơn mười năm bị đày ải, Edmond cũng tìm được cách thoát được nhà ngục tăm tối, địa ngục trần gian đối với bất cứ ai bị rơi vào đó. Anh lên đường tìm kiếm kho báu của vị linh mục đáng kính. Và với món tài sản khổng lồ trong tay, Edmond gia nhập vào giới quý tộc Pháp dưới tên gọi bá tước Monte Cristo. Và cũng từ đó, anh bắt đầu thực hiện cuộc trả thù Fernand, Villefort và ngay cả nàng Mercedès…

Những nội dung khác:

Bá tước Monte Cristo (tiếng Pháp: Le Comte de Monte-Cristo) là một tiểu thuyết phiêu lưu của Alexandre Dumas cha.

Cùng với một tác phẩm khác của ông là Ba chàng lính ngự lâm, tác phẩm thường được xem là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Dumas. Cuốn sách này đã được viết xong năm 1844. Câu chuyện xảy ra tại Pháp, Italia, các đảo trong Địa Trung Hải và Levant trong thời kỳ các sự kiện lịch sử trong năm 1815–1838 (ngay trước sự kiện Một trăm ngày dưới sự cai trị của Louis-Philippe của Pháp). Sự sắp đặt lịch sử là yếu tố cơ bản của cuốn sách.

Câu chuyện chủ yếu liên quan đến các chủ đề công lý, sự báo thù, lòng từ bi, và lòng khoan dung, và được kể theo phong cách một câu chuyện phiêu lưu. Dumas lấy ý tưởng cho cuốn Bá tước Monte Cristo từ một câu chuyện thật mà ông tìm thấy trong một quyển hồi ký của một người đàn ông có tên Jacques Peuchet. Peuchet thuật lại câu chuyện của một người thợ đóng giày có tên Pierre Picaud, một người sống ở Paris năm 1807. Picaud đã hứa hôn với một người phụ nữ giàu có, nhưng bốn người bạn ghen ghét đã vu khống tố cáo ông làm gián điệp cho Anh. Ông đã bị tống vào ngục trong 7 ngày.

Trong thời gian ở tù, một người bạn tù lúc hấp hối đã tiết lộ cho ông một kho báu được giấu ở Milano. Khi Picaud được thả năm 1814, ông đã lấy được kho báu, trở về với một tên gọi khác và đến Paris và sống ở đó 10 năm và đã trả thù thành công đám bạn cũ đã vu khống kia.

Chương 20: Danglars

Top 10 truyện tranh hot