Sau tác phẩm Bố già được nhiều độc giả trên khắp thế yêu mến, tác giả Mario Puzo đã viết tiếp tác phẩm Ông trùm quyền lực cuối cùng (hậu Bố già) với nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn. Tác phẩm được tác giả Đặng Phi Hằng và L.L Ngọc Nhi dịch từ nguyên bản The last don.
Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng với tuyến nhân vật là chính khách, nghệ sĩ, thám tử, Trùm mafia, “búa sát thù”, buôn lậu ma túy, cờ bạc, giựt dọc, làm tiền giả… quây quần trong “thế giới ngầm” của xã hội Mỹ, các ông Trùm mặc sức hòanh hành trong ” vương quốc ” của họ, trang quyền, địa bàn họat động và hạ sát nhau. Đó là cảnh nhà Santadio bị giết sạch ngay đám cưới con mà kẻ ra tay chính là ” sui gia” – Trùm Clericuzio.
Từ quan điểm cực đoan “Thế giới chỉ là thế giới thôi, còn ta chính là ta” qua bốn thập kỷ đẫm máu đồng lọai và nồi da xáo thịt, các ông trùm hiếu sát đầy mưu ma chước quỷ đã được nền văn minh nhân lọai cảm hóa. Ông Trùm cuối cùng tự rũ bỏ quyền lực, thu xếp con cháu hòa nhập cộng đồng, lấy người làm bạn và hiểu ” Thế giới này là của chúng ta” – mà ta là thành viên hữu ích…
Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng – Cuốn sách với bối cảnh xã hội nhạy cảm ở địa bàn nóng bỏng hành tinh, đặt vấn đề thiết yếu của cộng đồng nhân loại mà người đọc “được mời” làm thẩm phán. Về văn học: đây là tác phẩm lớn – Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng, thể hiện tài nghệ cao cường của Mario Puzo mà chúng ta may mắn có được.
Đó là cuốn tiểu thuyết lôi cuốn người đọc bởi các Casino xa hoa, lộng lẫy - đấu trường của mưu trí, gan lì và may rủi của những tay chơi lớn, nhữngkẻ mưu đồ xảo quyệt và những nàng mồi chài vô cùng hấp dẫn
Một thế giới mà tham sân si được đẩy lên tột đỉnh cùng với sự phản trắc lừa lọc, trong đó đàn ông sử dụng quyền lực của họ không chút khoan nhượng, đàn bà không chút ngượng ngùng, nơi chỉ có những kẻ mạnh nhất, khôn ngoan nhất mới tồn tại, và Những kẻ điên rồ phải chết.
Lối viết mạnh mẽ, khốc liệt, không kiêng dè của Mario Puzo lần này xoáy sâu vào lối sống trụy lạc của ngành công nghệ giải trí Hoa Kỳ. Từ chuyện ông nhà văn luôn cổ xúy cho quan niệm giới nữ chỉ là phương tiện cho đàn ông, cho đến cô diễn viên có đời sống tình dục lưỡng tính, tất cả đều hừng hực sức sống, rất hiện thực và sống động (thậm chí dù cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1978).
Những mánh khóe và con người của casino cũng được tác giả vẽ ra vớinhững chi tiết thú vị. Lối sống thực dụng, với tiền bạc và nhục dục bủa vây, khiến những con người trong thế giới ấy trở nên xa lạ với đa phần cuộc sống chúng ta, nhưng cũng rất gần gũi bởi những mong muốn và đam mê đều rất thật.
Đây là cuốn sách ưa thích của Mario Puzo, chứng tỏ ông đã dày công tạo nên những nhân vật có chiều sâu. Dù họ vẫy vùng trong vòng xoáy của tiền bạc, ảo vọng, tình dục, họ vẫn có những suy tư, những lúc chiêm nghiệm cuộc sống và tất nhiên, có cả tình yêu chân thật, dù đôi khi nó lệch lạc do lối sống của chính họ.
Ghi chú: Tiểu thuyết này có nhiều đoạn có nội dung chỉ dành cho người lớn, liên quan đến bạo lực, tình dục.
Amêrigô Bônaxêra ngồi Ở phòng ba tòa đại hình Niu York chờ xem công lý được thực thi và lưỡi gươm trừng phạt sẽ bổ xuống đầu mấy thằng mất dạy đã hành hung thành thương tật và toan làm nhục con gái lão. Ngài chánh án uy nghi trang trọng vén tay áo thụng như sắp sửa tự tay mình trị tội hai thằng côn đồ đang đứng trước tòa. BỘ mặt sắt của ngài dầy khinh bỉ, cao ngạo, song Ở dây có một cái gì dó giả trá mà Amêrigô Bônaxêra đã nhận thấy bằng trực giác mặc dù còn chưa hiểu ra sự thể.
Hành động của các người là hành động của bọn cặn bã mạt hạng, - ngài chánh án lớn tiếng. Đúng, Bônaxêra nghĩ bụng, dúng thế. lũ súc sinh. Loài dã thú. Hai thằng thanh niên tóc bóng mượt cắt đúng mốt, mặt mày sáng sủa lộ rõ vẻ ăn năn - hai đứa cúi đầu cam chịu. Quan chánh án phán tiếp:
- Các người hành động như lũ dã thú trong rừng, may mà cô gái đáng thương chưa bị các người xâm phạm tiết hạnh, bằng không ta phải nhốt các người đủ hai chục năm mới nghe. - Ngài dừng lại một lúc, cặp mắt cáo bên dưới đôi lông mày rậm rì nhíu lại dữ tợn đảo nhanh qua bộ mặt tái ngắt của Bônaxêra. Rồi càng sa sầm mặt với vẻ dữ tợn hơn, so vai như để kìm cơn giận tự nhiên, ngài kết thúc:
- Nhưng xét các người còn trẻ, trước đây chưa có tiền án, vả lại đều là con nhà tử tế, mặt khác luật pháp là cực kì sáng suốt, đặt ra không phải để trả thù, nên ta tuyên phạt mỗi tên ba năm tù. Cho phép các người được hưởng án treo. ( Trích đoạn)
OMERTA (Luật im lặng) là luật danh dự của người Sicily cấm tố giác những hành động tội lỗi của những người liên quan. Luật im lặng của người Sicil (Ý) là nền tảng cho lòng trung thành của tổ chức Mafia từ nhiều thế kỷ qua, nhưng giờ đây nó đang dần trở thành di tích mang tính biểu trưng cho dĩ vãng. Lòng trung thành có thểim lặng nhưng tiền lại biết nói.
Tại New York - Một ông Trùm đã về hưu - Trùm Aprile bị ám sát và không ai lên tiếng. Cháu trai ông ta: Astorre và giám đốc FBI New York: Cilke cùng tham gia điều tra vụ án. Nhưng sự im lặng cứ lan rộng ra như căn bệnh truyền nhiễm. Các băng đảng đối địch im lặng, các ông chủ nhà băng im lặng, rồi cả tòa án cũng imlặng. Để rồi khi tiền bắt đầu lên tiếng...
Kẻ nào có thể ra lệnh giết ông Trùm Aprile và vì mục đích gì ? Một cuộc trả thù cho cái chết của ông Trùm diễn ra do Astorre thực hiện diễn ra ra sao, xin mời bạn tìm đọc truyện Luật im lặng sẽ rõ.