Mười người phát hiện rằng mình đã bị lừa ra đảo để "trả giá" cho "tội ác" đã gây ra, họ ứng với 10 bức tượng nhỏ đặt trên bàn ở phòng khách. Những ngày sau đó từng người lần lượt thiệt mạng tương tự cái cách bài đồng dao trong phòng mỗi người đã mô tả. Kỳ lạ hơn là sau khi một người qua đời, số tượng trong phòng khách bằng cách nào đó đều giảm đi một.
Người đầu tiên thiệt mạng là Anthony Marston, anh ta chết vì ngộ độc với triệu chứng tương tự người bị nghẹn. Sau Marston là Ethel Rogers, bà quản gia chết được chồng phát hiện đã chết vì dùng thuốc ngủ quá liều.
Vị tướng Macarthur dường như linh cảm được cái chết sẽ đến nên đã bỏ ăn mà ngồi nhìn ra biển và lảm nhảm một mình, bác sĩ Armstrong sau đó phát hiện ông đã chết vì bị một vật cứng đập vào sau đầu. Người thứ tư thiệt mạng là Thomas Rogers, trong lúc bổ củi chuẩn bị cho bữa sáng, dường như Thomas đã để trượt tay và làm lưỡi búa bay thẳng vào đầu. Là người luôn tin rằng mình không làm gì trái với Đức tin, rằng những người khác chết là do bị Chúa trừng phạt, tuy nhiên Emily Brent cũng không thể sống sót, bà bị tiêm thuốc độc vào cổ sau bữa ăn trưa, vết tiêm trên cổ bà tương tự như vết ong đốt.
Buổi tối hôm đó đến lượt quan tòa Wargrave được bác sĩ Armstrong phát hiện đã thiệt mạng vì bị bắn vào đầu trong khi đang đội bộ tóc giả của quan tòa. Bản thân bác sĩ vào ngày hôm sau cũng được những người còn lại phát hiện đã chết đuối ở vách đá. Blore là người thứ tám thiệt mạng trên đảo, viên thám tử tư bị bức tượng trong phòng cô Vera Claythorne rơi trúng đầu trong lúc hai người còn lại đang ở ngoài bờ biển bên xác bác sĩ Armstrong.
Rơi vào trạng thái hoảng loạn, Claythorne lừa cướp được súng của Lombard và giết chết tay cựu lính đánh thuê. Cuối cùng cô trở lại phòng và treo cổ tự tử với chiếc ghế và dây thòng lọng do một ai đó đã bày sẵn… Đây là một vụ án mà không hề có sự hiện diện hay dấu vết của thủ phạm.
Cuốn sách gồm 2 truyện vừa của văn hào Áo Stefan Zweig, Bức thư của người đàn bà không quen và 24 giờ trong đời một người đàn bà, đều đã được dựng thành phim. Bên cạnh nguyên tác văn học, cuốn sách còn cung cấp thông tin và hình ảnh đẹp về các bộ phim làm theo hai câu chuyện đầy bi kịch về tình yêu đơn phương không được đền đáp của những người phụ nữ.
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách gồm 2 truyện vừa đều về những mối tình đầy bi kịch của phụ nữ liên quan đến giới thượng lưu châu Âu đầu thế kỷ 20. Bức thư của người đàn bà không quen được viết dưới dạng một lá thư của một người phụ nữ gửi cho nhà văn R., người mà cô say mê suốt cả cuộc đời. Bức thư được gửi đến cũng là bức thư tuyệt mệnh của cô, vì thế chất chứa nỗi đau của một người đã yêu đơn phương. Sự si mê của người đàn bà từ lúc là thiếu nữ đến lúc trải qua thăng trầm của đời đối với nhân vật nhà văn vốn không hề nhận ra cô dường như quá cực đoan. Nhưng đó chính là điểm mạnh của Zweig khi khai thác tận cùng chiều sâu tâm lý phụ nữ và lòng khao khát yêu thương của họ.
24 giờ trong đời một người đàn bà cũng vậy, là hồi ức của một người phụ nữ lớn tuổi kể về mối quan hệ tình cờ và kỳ dị với một chàng trai mê cờ bạc. Giằng co giữa niềm tin đạo đức và sự tha hóa của con người, những nhân vật trong truyện dường như tuyệt vọng trong việc chiến thắng định mệnh, để rồi số phận đẩy đưa đến những lối rẽ không đừng được. Qua 2 truyện vừa trên, Stefan Zweig xứng đáng là nhà văn được tìm đọc vào loại nhiều nhất suốt hơn một thế kỷ qua.
Những bộ phim làm theo truyện đều nổi tiếng với các ngôi sao kinh điển. Bộ phim Bức thư của người đàn bà không quen làm năm 1948 được đánh giá là một trong những bộ phim tâm lý hay nhất của Hollywood, còn 24 giờ trong đời một người đàn bà đã được lên màn bạc đến 7 lần. Sự gắn kết giữa truyện và phim là điểm đặc sắc sẽ được nhắc đến trong cuốn sách này.
.. Bị xử án đày khổ sai chung thân vì tội giết người căn cứ vào lời khai của một nhân chứng đã được công an gia công trước, Charriere quyết chí chuẩn bị vượt ngục ngay từ đầu. Anh quyết sống và thoát ra khỏi trại khổ sai để trả thù. Quyết tâm ấy đã làm cho anh có đủ sức mạnh chịu đựng mọi thử thách. Không có một mối nguy hiểm nào làm cho anh lùi bước, không có một phen thất bại ê chề nào làm cho anh nhụt chí. Nếu kể cả những mưu toan vượt ngục đã bị vỡ lở ngay từ khi đang chuẩn bị, Charriere, biệt hiệu Bươm Bướm, đã tổ chức cả thảy chín lần vượt ngục trước khi thành công và được nhận cư trú ở Venezuela như một công dân chính thức...
Năm 1967, hơn ba mươi lăm năm sau khi anh bị bắt và hơn hai mươi năm sau khi anh trở thành công dân tự do của nước Venezuela, Henri Charriere, lúc bấy giờ đang túng thiếu vì mới bị phá sản, nhân đọc một cuốn hồi ký phiêu lưu đã đem lại cho nữ tác giả hàng triệu đồng, nảy ra ý viết lại những cuộc vượt ngục của bản thân. Anh nhờ bạn bè đánh máy theo lời anh kể rồi đem mười ba tập đánh máy ấy gửi cho nhà văn J. P. Castelnau nhờ ông giao cho một người nào biết viết văn viết lại cho thành một cuốn sách có thể xuất bản được. Castelnau đã không làm theo ý Charriere: ông cho in ngay chính bản thảo của Charriere, sau khi chữa lại một vài lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả. Nhà văn biết rõ rằng không có một nhà văn chuyên nghiệp nào có thể có được cách kể chuyện sinh động và đầy cảm xúc chân thật, hồn nhiên của chính người đã sống qua những sự việc được kể. Sức hấp dẫn kỳ lạ của thiên tự sự sở dĩ có được chính là vì người kể dường như sống lại một lần nữa những sự việc thật đã xảy ra với đầy đủ những cảm xúc sâu đậm và mãnh liệt của mình lúc bấy giờ. Tâm hồn nhiệt thành của Charriere đã cho phép anh thực hiện được điều đó.
Dịch Giả: Thế Lữ
Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu bằng tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn J.D. Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con Quỷ Truyền Kiếp.
Truyền thuyết về ma sói và tín ngưỡng đa thần giáo Bắc Âu, đã được bọn cướp biển Viking, mũ trụ đè lên bím tóc vàng, mang gươm đồng, mang đến nước Anh trên những chiếc tàu buồm đầu mũi khắc hình quái vật từ mấy năm trước công nguyên. Đến xứ sở bị sương mù bao phủ này, nó lại quyện chặt với những ký ức lịch sử thời chiến tranh Hai Hồng và thời Mary Tuder, thiêu sống những kẻ phản đạo trên dàn củi, sau khi nhúng thân thể họ vào thùng hắc in nấu lỏng… Mùi hắc in nấu lỏng không những đã để lại những nhiễm sắc thể trong “gien” di truyền của giòng họ Hammond qua bao thế hệ, mà còn gây những cảm giác và phản xạ về sinh lý cho những người thuộc dòng họ này mãi đến thời đại văn minh của chúng ta ngày nay. Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn C.Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con quỷ truyền kiếp.
Để đi vào thế giới nửa hư nửa thực, pha trộn giữa không khí tâm linh và màu sắc khoa học này, may mắn chúng ta có một người dẫn đường thông thạo, đó là dịch giả Thế Lữ, cũng là nhà văn đã sáng tạo nên những tiểu thuyết truyền kỳ – hiện thực Việt Nam như Vàng và máu. Bên đường thiên lôi, Trại Bồ tùng Linh, Tiếng hú hồn của mụ Ké… và là người mở đầu cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
Qua bao nhiêu năm đi “học đạo” với thầy Thế Lữ, có lần tôi đã hỏi ông về ý nghĩa của Con quỷ truyền kiếp, ông nheo mắt cười bảo: “Mỗi tác phẩm bao giờ cũng là một câu đố, chờ đợi những lời giải thông minh”. Thể theo ý nhà văn, muốn bạn đọc tham gia vào trò chơi giải đố, nên tôi không dám dài dòng thêm về nội dung cuốn sách này, và chỉ nguyên một cái tên dịch giả: Thế Lữ, cũng đủ đảm bảo cho giá trị của tác phẩm.
Hoài Anh
"Hàng trăm người đã đi tìm Dòng Sông Phẳng Lặng. Nước sông êm ả và phẳng lặng như gương. Ai uống nước sông cũng cảm thấy thật yên bình. Những gia đình sống bên cạnh Dòng Sông Phẳng Lặng không bao giờ cãi nhau..."
Ấy là câu chuyện Natalie muốn được nghe trước khi đi ngủ mỗi đêm. Trên thế giới này, đứa trẻ nào cũng mong muốn có một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Nhưng người lớn thì lại luôn viện ra lý do để biện minh cho sự đổ vỡ của mong muốn ấy.
Bố Là Bà Giúp Việc, như chính cái tên của nó, là cuốn sách kể về chuyện một ông bố bất đắc dĩ phải trở thành người giúp việc trong ngôi nhà vợ cũ của mình chỉ vì muốn được gần các con nhiều hơn một chút. Không hẳn là những tình huống dở khóc dở cười, không hẳn là những chi tiết hài hước lấy tiếng cười của độc giả, Bố Là Người Giúp Việc mô tả những xung đột giữa bố Daniel và mẹ Miranda cùng ảnh hưởng của những xung đột đó đến ba đứa con của họ: Lydia, Christopher và Natalie.
Vấn đề mà Bố Là Bà Giúp Việc đặt ra không mới nhưng lại có thể bắt gặp ở bất kỳ gia đình nào trên thế giới này. Một ông bố vô trách nhiệm, thất nghiệp và luôn có những hành động bạo lực tưởng tượng kỳ quái. Một bà mẹ không biết lắng nghe, suốt ngày bận rộn và nói về những chuyện không tốt đã là quá khứ. Thật khó để tin rằng họ từng yêu nhau và sống chung suốt mười mấy năm trời, và thật dễ hiểu khi họ ly hôn.
Daniel vẫn là một ông bố thất nghiệp có những hành động bạo lực tưởng tượng kỳ quái và đếm từng phút, tính toán từng giây mỗi khi chờ Miranda đưa các con đến. Nhưng Daniel chưa từng chủ động đến thăm các con (hoặc là có nhưng lại dễ dàng lùi bước trước sự ngăn cản của Miranda).
Miranda vẫn là một bà mẹ bận rộn không biết lắng nghe và chẳng bao giờ đủ thời gian cũng như sức khoẻ để chăm sóc con cái hay để ý đến mấy cái cây trong vườn. Miranda luôn trách cứ quá khứ mà chưa bao giờ nghĩ đến việc cố gắng giúp Daniel trở nên tốt hơn hoặc tìm hiểu xem các con của cô muốn gì.
Và bà Doubtfire xuất hiện như một phép màu trong khi Miranda bận rộn điên cuồng và không muốn ông chồng cũ của mình gặp các con quá nhiều.
Bà Doubtfire cao lớn với khuôn mặt bự phấn trông cực kỳ kém duyên nhưng lại rất được yêu thích. Bà làm món bánh kẹp ngon tuyệt và rất am hiểu chăm sóc cây cối. Bà sắp xếp nhà cửa gọn gàng (dù ba đứa nhóc biết thừa đó không phải là công sức của bà) và uốn nắn lũ trẻ. Bà tâm lý khi trò chuyện và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Cuộc đời của bà Doubtfire thực sự là cuộc đời của một chú lợn hạnh phúc ít phiền muộn.
Nhưng khi gỡ bỏ lớp quần áo của bà Doubtfire, Daniel lại là một ông bố bừa bộn, hay cằn nhằn và khó kiểm soát cảm xúc. Cũng may, vai diễn bà giúp việc Doubtfire khiến mọi thứ bùng nổ, vì không ai có thể diễn trọn một vai trong cả cuộc đời.
Bố Là Bà Giúp Việc không phải là một tác phẩm dành cho thiếu nhi mà dành cho người lớn, dành cho những ông bố bà mẹ để họ nghiêm túc nhìn xem họ đã làm gì với thế giới của mình và thế giới con trẻ. Câu chuyện khép lại không phải với một gia đình trọn vẹn đầm ấm mà chỉ đơn giản là sự lắng nghe mà bố Daniel và mẹ Miranda dành cho nhau, như thế hẳn đã đủ sau tất cả khúc mắc và tranh chấp giữa họ, và cũng đủ để những đứa trẻ sống yên bình và làm chủ chính cuộc sống của mình.
©
Bố Là Bà Giúp Việc được chuyển thể thành bộ phim nằm trong top 100 phim hài hước nhất thế kỷ 20.
Bà giúp việc mới tới người to uỵch, mặt bứ phấn, trông rõ là kém duyên. Vậy mà lũ trẻ đứa nào cũng thích bà, chả là vì chúng biết bà là bố Daniel chứ chẳng ai xa lạ. Chỉ mẹ Miranda là không biết.
Để có thêm thời gian bên các con, Daniel đã phải đóng giả bà Doubtfire tới nhà vợ cũ xin làm giúp việc. Có biết bao tình huống dở khóc dở cười bởi Daniel cứ quên mình đang là bà Doubtfire. Những lần như thế lũ trẻ lại được chứng kiến tài diễn xuất cũng như sự giảo hoạt của bố chúng.
Nhưng lần này, Daniel phải đau đầu không biết xoay xở ra sao, phân thân thế nào, để đồng thời đóng cả hai vai: bà giúp việc Doubtfire kiêm người mẫu khỏa thân cho lớp vẽ của bà hàng xóm.
Đôi nét về tác giả
Anna Fine sinh ngày 7 tháng 12 năm 1947 tại Leicester, Anh. Bà tốt nghiệp ngành Chính trị tại đại học Warwick và hiện đang sống tại hạt Durham. Fine được biết tới với hơn 50 tác phẩm dành cho thiếu nhi trong đó có Ăn bằng xiên và Viết như gà bới đã được Nhã Nam giới thiệu tới độc giả Việt Nam. Bà là người thứ hai được chỉ định giữ danh hiệu Children’s Laureate – danh hiệu tôn vinh các tác giả hoặc người vẽ minh họa sách thiếu nhi xuất sắc. Fine còn là thành viên của Hội văn học Hoàng gia Anh và năm 2003 được trao Huân chương Hoàng gia Anh.
“Nhà văn này [Anne Fine] có thể mang đến cho bạn tiếng cười nhưng cũng có thể lấy đi của bạn nước mắt. Bà là một báu vật mà nếu giữ riêng cho thiếu nhi thôi thì uổng quá.” - Independent
Tôi tham gia một chương trình tạp kỹ có sự tham gia của các cặp mẹ kế con chồng.
Tất cả các khách mời đều cố gắng thể hiện mặt hòa thuận và tích cực của mối quan hệ nhạy cảm này. Người nào người nấy đều cố gắng để chứng tỏ mình là những người rất mực hiền lương thục đức, khôn khéo mọi bề.
Nhưng cô con gái nhà tôi lại khác.
Con bé thường lén lút nhét gián vào giày tôi, sau khi gây chuyện còn cười một cách ngây thơ vô tội. Mới tí tuổi đầu nhưng nó đã rất biết cách chơi trò tâm lý với tôi.
Đối với cô nhóc này, tôi không nương tay chút nào mà trực tiếp bắt con gián ra rồi cho thẳng vào cổ áo con bé.
Khách mời nữ cùng tham gia chương trình là Ngu Thi chỉ trích tôi đối xử không tốt với con chồng, tôi lập tức nhét đứa trẻ vào lòng cô ta: "Nếu cô giỏi thì cô chăm nó đi."
Cuối cùng, màn đấu trí đấu dũng giữa tôi và con chồng giúp chúng tôi trở nên nổi tiếng trong giới giải trí. Trong khi đó, Ngu Thi lại vì lén lút bắt nạt con riêng của mình mà hình tượng hoàn toàn sụp đổ.