“Một lần gặp gỡ cũng làm nên duyên phận
Quyết định số mệnh suốt kiếp này và của cả kiếp sau”
Họ vốn là ba con bướm trên thiên đình, vì một lần tránh mưa mà cùng trốn vào nhà Nguyệt Lão, sau lại vô tình mà quấn lẫn nhau trong đám tơ hồng, vương vào tình kiếp.
Năm đó nàng mười tuổi, trong cơn mưa rào đầu hạ, hắn lạnh lùng bỏ đi sau khi bắn một viên đạn thẳng vào tim đối thủ. Nàng ngơ ngác trong mưa, nhìn người kia yếu ớt mỉm cười đưa nàng viên kẹo màu hồng trước khi nhắm mắt.
Tình kiếp này không thành, trái tim nhỏ bé của nàng mang theo một vết thương, hồi ức năm mười tuổi cũng trở thành một khoảng không đen tối.
Năm đó nàng mười sáu tuổi, trong cơn mưa rào đầu hạ, vô tình gặp phải hai người mà như quen từ muôn kiếp trước. Hắn như ác ma giương cung chỉa thẳng vào người huynh đệ cùng cha, rốt cuộc bắn trúng phải nàng. Tình kiếp giữa ba người lại kết.
Tiên ông không đành lòng nhìn ba người đau khổ, lẻn Nguyệt Lão cắt đứt một dây tơ.
Tơ hồng rơi, tình đứt.
Văn án thuộc họ nhà lừa, nội dung truyền tải không được 50%, chớ nên tin tưởng.
Giải Goncourt cho giới trẻ 2001
Tại một đô thị hẻo lánh vùng Mãn Châu những năm 1930, một thiếu nữ mười sáu tuổi băn khoăn nhiều đến những chuyện riêng tư con gái của mình hơn là những cuộc xung đột thù hận giữa đồng bào mình với quân xâm lược Nhật Bản. Vẫn còn là nữ sinh trung học, nàng đã chọn được người tình đầu tiên của mình, một sinh viên kháng chiến, nhưng càng dấn sâu vào cuộc đời người lớn, nàng càng cảm thấy khinh bỉ nó, và nàng càng mê đắm vào những cuộc cờ vây mà nàng vẫn bày hàng ngày trên quảng trường Thiên Phong, nơi đó, một sỹ quan Nhật cải trang thành kỳ thủ đáng ghờm nhất của nàng. Và cùng với những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra, thay đổi, một mối tình không ai nói, với những thế cờ khiến họ xích lại gần hơn số phận dị thường của họ. Sự điềm nhiên của thếu nữ và những quân cờ trên quảng trường cuối cùng không thoát khỏi sự xô đẩy của cuộc chiến. Nàng gặp lại kỳ thủ của mình trong một tình huống oái oăm hơn bất cứ thế cờ nào mà họ từng đối mặt, và chỉ có cái chết mới giúp hai người được an lành với tình yêu của mình giữa cuộc chiến thảm khốc ấy.
Trong "Thiếu nữ đánh cờ vây", Sơn Táp đã chưng cất những xúc cảm của tuổi hoa niên thành một câu chuyện mê đắm, đẹp một cách khắc khổ, về tình yêu, sự tàn bạo và sự mất đi của tuổi ngây thơ trong trắng.
"Tôi nghĩ, cuốn sách này sở dĩ đoạt giải thưởng văn học, được đông đảo bạn đọc yêu thích, là do nó đã chạm đến đáy sâu về tình cảm, về sự sinh tồn của người hiện đại...Khi viết đến trang cuối của "Thiếu nữ đánh cờ vây" tôi không sao kìm được nước mắt. Nhiều độc giả viết thư cho tôi bảo sau khi đọc xong cuốn sách, họ cũng từng khóc nấc lên." - (Lời tựa của tác giả viết cho bản tiếng Trung)
"Với văn phong sáng sủa, tự nhiên, “Thiếu nữ đánh cờ vây” cuốn hút ta. Vẻ nữ tính của tác giả thể hiện rõ nét hơn ở cuối tiểu thuyết, nó như một dòng chảy tuôn trào không ngừng nghỉ" - (Hà Nội mới)
"Tiểu thuyết đã từ một không gian cực nhỏ "Cờ vây", miêu tả và khúc xạ nỗi bi ai cực lớn của thời đại và nhân loại. Với một cấu tứ tinh xảo diệu kỳ và lối tự sự đầy cảm xúc cảm như vậy, có thể coi Thiếu nữ đánh cờ vây là thượng phẩm của sáng tác nữ tính" - (Trương Kháng Kháng - nữ văn sỹ Trung Quốc)
"Chừng mực...Chính xác...cái phông lịch sử mãnh liệt ở phía sau đã tạo ra một khung cảnh hấp dẫn cho câu chuyện về một mối tình tưởng như không thể" - (Sara Ivy, San Francisco Choronicle)
"Mộng mơ...mãnh liệt...câu chuyện tình yêu dị thường này...thật là đẹp, gây sốc và buồn" - (Jennifer Reese, Entertainment Weekly)
"Một lối văn xuôi đơn sơ với những hình ảnh làm lay động tâm trí...Sự tiếp nối của những giọng kể thôi miên, như trong giấc mộng, đối lập với một cốt truyện bạo liệt" - (Janice P.Nimura, New York Time Book Review)