Một trong những tác phẩm thuộc series "Vụ Bí Ẩn" của nhà văn trinh thám nổi tiếng Alfred Hitchcock.
"...nhìn kìa!
Một bóng đen vừa mới xuất hiện cách chỗ trốn của hai thám tử có hai bước. Hai cậu lặng người đi. Cái bóng cao trội hẳn lên, trông nó cao, hơi khoèo,gù nữa. Hai thám tử để ý đến cái mũi rất dài, hình mỏ chim, và cái đầu nhỏ, động đậy không giống người, như để nhìn khắp mọi phía.Đây là một trong những tác phẩm thuộc series "Vụ Bí Ẩn" của nhà văn trinh thám nổi tiếng Alfred Hitchcock.
Thật vậy, ngôi nhà trông mê hồn. Theo Warrington, chú Titus và Ba Thám Tử Trẻ bước vào một tiền sảnh rộng lớn, mát lạnh và chìm trong bóng tối. Phía bên trái, một cầu thang đồ sộ dẫn lên lầu.
Bên phải, hai cửa cánh mở vào một gian phòng tối thui. Khách được mời sang phòng bên cạnh, trông giống như phòng khách đầy bóng hình di động. Tấm rèm dày ở cửa sổ chắn ánh nắng mặt trời. Một lúc sau, ba cậu mới nhận ra những hình bóng di động chẳng qua là hình ảnh chính mình phản chiếu trong hàng chục, thậm chí có khi là hàng trăm cái gương. Trong phòng như có không phải 6 người mà 60 hay 600 người. "Trích chương 2"
"... Trên đôi giày mọi da trắng mới tinh của Hannibal, có một con gà chết. Cái xác mềm nhũn với một vệt máu ở cổ.
Cuối cùng Hannibal thấy bức thông điệp cũng bị dính máu gà.
HANNIBAL JONES,
MÀY ĐỦ MẬP ĐỂ BỊ CẮT CỔ.
ĐỨNG XÍA MŨI VÀO CHUYỆN NGƯỜI KHÁC!
ĐÂY LÀ CẢNH CÁO CUỐI CÙNG.
..."
Bảy gã khùng chỉ là thành phần của một đề cương nghệ thuật tầm cỡ, đặt nền tảng cho việc trang trí ngôi nhà; những bức tượng không phải được phác thảo tùy ý mà có vẻ muốn thể hiện một huyền thoại nào đó…
Nếu các bạn đã từng say mê bộ Cuốn Theo Chiều Gió của nhà văn Margaret Michell hẳn sẽ không thể bỏ qua bộ Hậu Cuốn Theo Chiều Gió để xem câu chuyện sẽ được tiếp diễn ra sao?
A.Ripley, một nhà văn nữ đã lọt vào vòng chung kết và bản thảo của bà được Hội đồng chấp nhận. Trên nhiều mặt, Hậu Cuốn Theo Chiều Gió đã phát triển được một cách nhuần nhuyễn bộ Cuốn Theo Chiều Gió của M.Michell, nhưng cũng có những mặt A.Ripley phát triển gần với văn học hiện đại hơn. Điều này phù hợp với xu hướng chung của bạn đọc trên toàn thế giới.
Trở lại Tara... Trở lại với Scarlett và Rhett... Trở lại với câu chuệyn tình lãng mạn và tuyệt vời nhất của mọi thời đại. Hậu Cuốn theo chiều gió của Alexandra Ripley lập tức gây xôn xao văn đàn, làm mê hoặc độc giả toàn tếh giới và lập kỷ lục mới - 2 triệu bản in được bán hết ngay trong lần xuất bản đầu tiên.
Dân làng ven vịnh Plata xôn xao về chuyện con quỷ biển xuất hiện, ai nấy đều sợ đến mức không dám ra khơi. Tin đồn lan tới tận thủ đô Buenos Aires, thu hút giới báo chí chuyên săn lùng những tin giật gân thỏa mãn độc giả hiếu kì. Nhưng vẫn không ai biết thực hư như thế nào. Mọi chuyện có thể sẽ chỉ còn được nghe như là tin đồn nếu một chủ thuyền ngọc trai đang làm ăn trên vịnh là Zurita không cố công tìm kiếm dấu tích của con quỷ để bắt nó mò ngọc trai cho lão. Theo sự lần dấu của Zurita người đọc cũng dần dần khám phá thực sự quỷ biển là ai. Mọi chuyện bắt đầu xấu đi khi chàng “quỷ biển” lần đầu biết yêu!
Câu chuyện được viết hấp dẫn, gợi trí tò mò của bạn đọc. Bên cạnh ước mơ được làm chủ biển cả của con người, truyện còn ca ngợi những tấm lòng nhân hậu, trung thực, phụng sự hết mình cho khoa học để cứu giúp nhân loại và bà mẹ tự nhiên. Truyện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới.
D'Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18 tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d'Artagnan làm mất lá thư tiến cử của cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh không mấy nhiệt tình.
Tiếp đó, d'Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quí tộc. Anh này đòi quyết đấu với d'Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d'Artagnan gặp Porthos, một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d'Artagnan khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là d'Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa.
Cuối cùng d'Artagnan nhặt được một chiếc khăn tay của một lính ngự lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân của anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn đấu kiếm, d'Artagnan thấy 3 người kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi đó cấm đấu kiếm, và các vệ sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến diễn ra và d'Artagnan về phe các ngự lâm quân. Họ chiến thắng và d'Artagnan trở thành bạn thân của ba chàng lính ngự lâm kia. Phương châm của họ là "Một người vì tất cả, tất cả vì một người", một câu mà vế thứ hai được d'Artagnan lợi dụng rất tốt.
Tuy có những cái tên thật ghê tởm và không quí tộc chút nào hết, rõ ràng cả ba anh lính ngự lâm đều là quí tộc và họ dùng tên giả. Athos tỏ ra là một quí tộc cỡ bự, và là người rất quí phái. Porthos thuộc loại thích khoe mẽ, còn Aramis là một anh lăng nhăng nhưng muốn làm mục sư. Tuy chơi với ba anh lính ngự lâm nổi tiếng, d'Artagnan không thể trở thành lính ngự lâm ngay được mà phải đi làm lính gác của ông Des Essart để có kinh nghiệm. d'Artagnan thuê một căn phòng, mướn một tên hầu là Planchet, và đem lòng yêu bà chủ nhà, bà Bonacieux. Bà này còn rất trẻ so với ông chồng già, và là chỗ quen biết với hoàng hậu Anne. Hoàng hậu không yêu đức vua Louis XIII, mà lại lăng nhăng với Quận công Buckingham. Bà đã đem chiếc chuỗi hạt kim cương mà đức vua tặng đem tặng lại cho người yêu. Hồng y giáo chủ de Richelieu biết được chuyện này và dùng kế nói đức vua buộc hoàng hậu phải đeo chuỗi hạt đi dự vũ hội. Thông qua bà Bonacieux, hoàng hậu nhờ d'Artagnan đi lấy lại chuỗi hạt. Thế là d'Artagnan cùng ba người bạn lên đường đi nước Anh, nhưng dọc đường cả 3 đều bị rớt lại do những lí do khác nhau, chỉ mỗi d'Artagnan đến được nước Anh và đem chuỗi hạt về. Đêm dạ hội, hoàng hậu đeo chuỗi hạt và ông giáo chủ bẽ mặt.
d'Artagnan lại quay lại để tìm các bạn mà anh bỏ lại dọc đường. Nhưng ông giáo chủ de Richelieu không phải là người dễ tha thứ, và bà Bonacieux bị bắt cóc. d'Artagnan không thể tìm được bà, nhưng lại gặp Milady de Winter, em dâu của bá tước người Anh de Winter, và là một phụ nữ quyến rũ. Như thế là anh kiếm được tình nhân đầu tiên. Tuy nhiên d'Artagnan sớm khám phá ra Milady có một bông hoa huệ trên vai, dấu ấn của một tội phạm, và cô ta chẳng phải người Anh mà là một gián điệp. d'Artagnan lăng nhăng với cô hầu của Milady và lợi dụng cô này để vạch mặt Milady và ăn cắp được một chiếc nhẫn sapphire. Milady nổi khùng cầm dao dí d'Artagnan nhưng anh chạy thoát được.Giáo chủ de Richelieu ở La Rochelle.
La Rochelle nổi loạn và d'Artagnan phải lên đường ra trận trong khi lính ngự lâm vẫn chưa xuất phát. Cả 4 người đều nghèo đói và chuẩn bị quân trang là một thử thách lớn. d'Artagnan bán chiếc nhẫn chôm được của Milady và chia đôi với Athos. Athos nhận ra chiếc nhẫn này là cái mà anh tặng vợ cũ của mình. Porthos đi lừa tiền của bà biện lý, bà này mê tít Porthos và lấy tiền của ông chồng già cho Porthos, cộng với con ngựa còm mà d'Artagnan trước đó đã bán đi. Aramis cũng kiếm được tiền từ các tình nhân của anh. Ở La Rochelle, họ phát hiện ra Milady được lệnh đi ám sát Quận công Buckingham, để đổi lại cô ta muốn giáo chủ de Richelieu giết d'Artagnan. d'Artagnan phái tên hầu là Planchet đi báo tin cho Buckingham, và Milady bị tóm cổ ở Anh. Ở La Rochelle, d'Artagnan và ba người bạn đi ăn sáng và chống lại cả một "quân đoàn" của địch. Với chiến tích này, anh được lên chức làm ngự lâm quân. Hoàng hậu giải cứu được Constance Bonacieux và họ lập tức đi đến nơi cô bị giam giữ.
Vào thời kỳ trị vì của vua Louis 18 ở nước Pháp, sau 14 năm bị giam cầm ở nhà ngục lâu đài If, chàng thủy thủ Edmond Dantès đã vượt ngục thành công. Nhờ có kho báu mà người bạn già để lại, anh trở thành vị bá tước giàu có mang tên hòn đảo Monte Cristo.
Nước Pháp năm 1814, Napoléon Bonaparte thất bại và chạy trốn về đảo Elbe. Hai chàng thủy thủ là Edmond Dantès và Fernand Mondego đã giúp đỡ để chữa trị vết thương cho vị chỉ huy. Edmond, bản tính ham thích phiêu lưu và hiền hòa, chỉ có một giấc mơ lớn trong đời: cưới cô gái xinh đẹp Mercedès làm vợ. Nhưng anh bạn Fernand, xuất thân quý tộc, lại có thói quen chiếm lấy tất cả những gì mình thích bằng mọi giá. Thật bất hạnh cho Edmond, lần này chính Mercedès là người mà Fernand muốn đoạt lấy cho mình.
Ở Elbe, Napoléon hoàn toàn tin tưởng Edmond và giao cho anh nhiệm vụ chuyển một lá thư tới một người bạn cũ tại Pháp. Và khi Napoléon đã thoát khỏi hòn đảo, Fernand lợi dụng cơ hội để đổ tội cho Edmond bằng cách cáo buộc anh đã giúp đỡ Napoléon trong cuộc tẩu thoát. Tiếp tay cho mưu đồ đen tối của Fernand còn có cảnh sát trưởng Villefort, kẻ muốn che giấu những mối quan hệ nguy hiểm của cha hắn với Napoléon, nên không ngần ngại cho bắt giam Edmond. Bị cấm cố trong nhà ngục của lâu đài If trên một hòn đảo, chàng thủy thủ tội nghiệp làm quen với linh mục già Faria. Ông đã tận dụng 15 năm tù tội của Edmond để truyền đạt cho anh những kiến thức uyên bác của mình về toán học, các môn khoa học và kiếm thuật cũng như những hiểu biết sâu sắc khác. Và trong ngần ấy năm trời, Edmond không nguôi mối hận khắc sâu trong tim với Fernand.
Với bao cố gắng bền bỉ sau hơn mười năm bị đày ải, Edmond cũng tìm được cách thoát được nhà ngục tăm tối, địa ngục trần gian đối với bất cứ ai bị rơi vào đó. Anh lên đường tìm kiếm kho báu của vị linh mục đáng kính. Và với món tài sản khổng lồ trong tay, Edmond gia nhập vào giới quý tộc Pháp dưới tên gọi bá tước Monte Cristo. Và cũng từ đó, anh bắt đầu thực hiện cuộc trả thù Fernand, Villefort và ngay cả nàng Mercedès…
Những nội dung khác:
Bá tước Monte Cristo (tiếng Pháp: Le Comte de Monte-Cristo) là một tiểu thuyết phiêu lưu của Alexandre Dumas cha.
Cùng với một tác phẩm khác của ông là Ba chàng lính ngự lâm, tác phẩm thường được xem là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Dumas. Cuốn sách này đã được viết xong năm 1844. Câu chuyện xảy ra tại Pháp, Italia, các đảo trong Địa Trung Hải và Levant trong thời kỳ các sự kiện lịch sử trong năm 1815–1838 (ngay trước sự kiện Một trăm ngày dưới sự cai trị của Louis-Philippe của Pháp). Sự sắp đặt lịch sử là yếu tố cơ bản của cuốn sách.
Câu chuyện chủ yếu liên quan đến các chủ đề công lý, sự báo thù, lòng từ bi, và lòng khoan dung, và được kể theo phong cách một câu chuyện phiêu lưu. Dumas lấy ý tưởng cho cuốn Bá tước Monte Cristo từ một câu chuyện thật mà ông tìm thấy trong một quyển hồi ký của một người đàn ông có tên Jacques Peuchet. Peuchet thuật lại câu chuyện của một người thợ đóng giày có tên Pierre Picaud, một người sống ở Paris năm 1807. Picaud đã hứa hôn với một người phụ nữ giàu có, nhưng bốn người bạn ghen ghét đã vu khống tố cáo ông làm gián điệp cho Anh. Ông đã bị tống vào ngục trong 7 ngày.
Trong thời gian ở tù, một người bạn tù lúc hấp hối đã tiết lộ cho ông một kho báu được giấu ở Milano. Khi Picaud được thả năm 1814, ông đã lấy được kho báu, trở về với một tên gọi khác và đến Paris và sống ở đó 10 năm và đã trả thù thành công đám bạn cũ đã vu khống kia.
Ở Ai Cập vào năm 2000 trước công nguyên, cái chết được xem là mang lại ý nghĩa cho sự sống. Tại chân một vách đá là thi thể co quắp bấy nát của Nofret, thiếp yêu của một giáo sĩ. Trẻ, đẹp và ác dạ, hầu hết mọi người đồng ý rằng đó là định mệnh - cô ta đáng phải chết như một con rắn!
Tuy nhiên tại nhà của cha mình bên bờ sông Nile, cô con gái Renisenb của giáo sĩ lại nghĩ rằng cái chết của người phụ nữ thật đáng ngờ. Càng ngày cô càng tin mầm mống của cái ác nảy nở trong nhà mình - và chứng kiến một cách bất lực những mê đắm của gia đình trong cảnh chết chóc.
Nhà văn Agatha Christie được mệnh danh là "Nữ hoàng truyện trinh thám" với số lượng tác phẩm được xuất bản nhiều, chỉ xếp sau Kinh Thánh và Shakespeare. Tại Việt Nam, nhiều thế hệ độc giả đã đọc và say mê sách của bà. Sách của Agatha có mặt trong nhiều tủ sách gia đình, được thế hệ này truyền sang thế hệ khác.
Chuỗi án mạng A.B.C là câu chuyện về một hung thủ gây án theo bảng chữ cái, khiến cả nước Anh kinh hoàng.
Khi một sát nhân giết người hàng loạt bí danh ABC chế nhạo Poirot bằng những lá thư úp mở và giết người theo thứ tự chữ cái, Poirot tiến hành một phương pháp điều tra bất thường để truy tìm ABC. Chữ A là bà Ascher ờ Andover, B là Betty Barnard ở Bexhill, C là ngài Carmichael Clarke ở Churston. Qua từng vụ án, kẻ giết người càng tự tin hơn - nhưng để lại một vệt manh mối rõ ràng để chế nhạo Hercule Poirot tài ba có thể lại sai lầm đầu tiên và chí tử.
Trong một câu chuyện có vẻ như không can hệ gì, một người bán rong tên Alexander Bonaparte Cust đã có mặt ở tất cả những địa điểm xảy ra án mạng và ngày tội ác đó diễn ra. Cust bị trúng đạn vào đầu lúc đi lính. Hậu quả là, ông bị mất trí nhớ, đau đầu và bị động kinh. Liệu một người ngờ nghệch như thế có thể là kẻ giết người mệnh danh ABC không?
"Agatha Christie đã tạo nên một câu chuyện, giải trí và giải thoát những nỗi lo lắng và khủng hoảng con người trong chiến tranh và hòa bình cho hàng triệu độc giả trên khắp thế giới."
(P.D. James, tác giả sách bán chạy theo bình chọn của New York Times)
Mười người phát hiện rằng mình đã bị lừa ra đảo để "trả giá" cho "tội ác" đã gây ra, họ ứng với 10 bức tượng nhỏ đặt trên bàn ở phòng khách. Những ngày sau đó từng người lần lượt thiệt mạng tương tự cái cách bài đồng dao trong phòng mỗi người đã mô tả. Kỳ lạ hơn là sau khi một người qua đời, số tượng trong phòng khách bằng cách nào đó đều giảm đi một.
Người đầu tiên thiệt mạng là Anthony Marston, anh ta chết vì ngộ độc với triệu chứng tương tự người bị nghẹn. Sau Marston là Ethel Rogers, bà quản gia chết được chồng phát hiện đã chết vì dùng thuốc ngủ quá liều.
Vị tướng Macarthur dường như linh cảm được cái chết sẽ đến nên đã bỏ ăn mà ngồi nhìn ra biển và lảm nhảm một mình, bác sĩ Armstrong sau đó phát hiện ông đã chết vì bị một vật cứng đập vào sau đầu. Người thứ tư thiệt mạng là Thomas Rogers, trong lúc bổ củi chuẩn bị cho bữa sáng, dường như Thomas đã để trượt tay và làm lưỡi búa bay thẳng vào đầu. Là người luôn tin rằng mình không làm gì trái với Đức tin, rằng những người khác chết là do bị Chúa trừng phạt, tuy nhiên Emily Brent cũng không thể sống sót, bà bị tiêm thuốc độc vào cổ sau bữa ăn trưa, vết tiêm trên cổ bà tương tự như vết ong đốt.
Buổi tối hôm đó đến lượt quan tòa Wargrave được bác sĩ Armstrong phát hiện đã thiệt mạng vì bị bắn vào đầu trong khi đang đội bộ tóc giả của quan tòa. Bản thân bác sĩ vào ngày hôm sau cũng được những người còn lại phát hiện đã chết đuối ở vách đá. Blore là người thứ tám thiệt mạng trên đảo, viên thám tử tư bị bức tượng trong phòng cô Vera Claythorne rơi trúng đầu trong lúc hai người còn lại đang ở ngoài bờ biển bên xác bác sĩ Armstrong.
Rơi vào trạng thái hoảng loạn, Claythorne lừa cướp được súng của Lombard và giết chết tay cựu lính đánh thuê. Cuối cùng cô trở lại phòng và treo cổ tự tử với chiếc ghế và dây thòng lọng do một ai đó đã bày sẵn… Đây là một vụ án mà không hề có sự hiện diện hay dấu vết của thủ phạm.
Agatha Christie, nữ văn sĩ Anh có số bản sách đựợc tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Tuy viết nhiều thể loại, nhưng bà được biết đến nhiều hơn cả qua những chuyện vụ án, trong đó nhiều cuốn đã trở thành kinh điển thế giới về thể loại này.
5 giờ 25 phút: tại một làng hẻo lánh trên miền núi, giữa mùa đông, tuyết phủ dày hàng mét, không biết làm gì cho hết buổi tối, chủ và khách toà nhà này giở trò bàn ma ra chơi. Họ gọi hồn người chết lên để trò chuyện. Một trò vui mà không ai coi là hệ trọng lại đâm thành chuyện khủng khiếp. Hồn xưng tên một người trong làng báo tin ông ta vừa bị giết. Mọi người kinh hoàng, bán tín bán nghi. Lúc đó là 5 giờ 25 phút. Sau đó cảnh sát có vụ án mạng thật, nạn nhân chính là người xưng tên trong cuộc gọi hồn kia... Những diễn biến tiếp theo bộc lộ một cách giết người cực kỳ tinh vi....