Tác giả có chuyện muốn nói:
Trong đầu luôn nghĩ về việc viết tiểu thuyết đồng nhân Đông Phương Bất Bại, trong nguyên tác, y kiêu hùng không ai có thể so sánh, nhưng cũng là một kẻ hồ đồ đáng thương. Không trách y si tình cả đời, chỉ trách y dại dột đã chọn nhầm người mà yêu, nhưng ở phương diện khác mà nhìn thì cũng là biệt vô tuyển trạch! (không có lựa chọn nào khác!)
Liền với Địch Vân cũng là một người si tình, suy nghĩ trái phải, quả nhiên là trời sinh một đôi a, hơn nữa cuối cùng Địch Vân thực trở nên rất cường đại. Một si tình nhân như vậy mới biết quý trọng, khiến hắn trân trọng Đông Phương GG đúng là tốt cực kỳ na~
Đinh Tử kiếp trước, là đại công chúa văn võ song toàn, kinh tài tuyệt diễm không thua nam nhi, trên đường hòa thân bị hại mà chết.
Đinh Tử kiếp này, thân là trưởng nữ Thị Lang phủ, bị di nương thiết kế mà tức chết.
Thế là nàng trong một đám tranh cãi ầm ĩ chửi rủa chỉ trích mà trọng sinh, nàng, thề phải thay đổi hiện trạng!
Di nương tâm địa ác độc muốn mưu hại, nàng gặp chiêu phá chiêu, thủ đoạn càng hung ác cao siêu.
Thứ muội hư vinh, gây xích mích ly gián muốn hại thân trong sạch của nàng, nàng đạm mạc giơ tay lên, đem người quần áo lụa đưa đến trên giường.
Phụ thân không quả quyết, sắc tâm không giảm, nàng âm thầm tặng người, từng người một âm thầm đưa nhập vào phủ.
Tổ mẫu tâm tư thâm trầm, nàng cẩn thận kinh doanh, che giấu tai mắt người, thể hiện như một người dịu ngoan.
Vốn tưởng rằng kiếp này có thể bảo hộ tốt đệ đệ ruột thịt, làm cho hắn khỏe mạnh trưởng thành, liền cảm thấy đủ, nhưng ai biết bọn họ xuất hiện, thay đổi kế hoạch của nàng cùng số phận…
Từ đó trở đi, thương trường xuất hiện thêm một truyền kỳ.
Từ đó trở đi, chính giới xuất hiện một nhân vật khó cầu vô cùng thần bí.
Từ đó trở đi, giới hắc đạo có quy định riêng, có một người, trong bất kỳ tình huống nào cũng không thể chọc vào người này.
Từ đó trở đi, giới huyền học lại có thêm một vị tổ sư.
. . .
Thân phận này tuy rằng không giống như trong tưởng tượng, nhưng mà, cuộc sống cũng không tệ lắm?
Kì Nhạc, giới tính nam, thích phụ nữ, mắc bệnh tim bẩm sinh nên chết sớm, nhưng ông trời trêu chọc, linh hồn của cậu nhập vào thân thể của tiện thụ. . .
Cánh cửa thế giới mới được mở ra.
Lúc mở mắt, Kì Nhạc phát hiện mình vẫn còn nằm trong cái bệnh viện kia, có điều đã xảy ra chút vấn đề nhỏ.
Mọi người giải thích nghi vấn cho cậu: “Cậu là gay.”
Kì Nhạc: “. . . . . .”
Mọi người: “Cậu là 0, cũng chính là người bị đè.”
Kì Nhạc: “Nói láo! Ông là trai thẳng!
Mọi người tiến lên vỗ vai cậu: “Vậy đánh cược đi, đàn ông trên thế giới đều có thể biến từ cong thành thẳng, nhưng còn cậu thì không.”
Kì Nhạc giận đến phát run: “Cứ đợi đấy!”
Mọi người nhắc nhở: “Lúc cậu tỏ tình làm lớn lắm, bây giờ ai cũng biết cậu là gay, làm gì còn cô nào thích cậu"
Thân xác chết đi, lẻ loi đứng trên đài cao nhìn về quê hương sáu mươi năm, Đường Uyển không ngờ mình còn có thể sống lại!
Sống lại là chuyện tốt, nhưng vì sao để nàng sống lại vào thời điểm xấu hổ nhất cuộc đời?
Con đường tương lai phải đi như thế nào, phải đi con đường nào, Đường Uyển không biết, nhưng nàng muốn thay đổi chính mình, không để mình dẫm lên bi kịch kiếp trước…
Lời của Q. :
Truyện được viết dựa trên câu chuyện có thật của thi sĩ Lục Du. Ông lấy vợ là nàng Đường Uyển tài mạo song toàn, nhưng mẹ ông ghen ghét ép ông phải bỏ vợ. Đường Uyển và Lục Du yêu nhau thắm thiết, thậm chí khi đã bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà, Đường Uyển vẫn chấp nhận đến ở tại căn nhà do Lục Du sắp xếp, mong chờ Lục Du công thành danh toại rồi sẽ rước nàng về nhà.
Nhà họ Đường phát hiện, Đường Uyển bị đón về nhà mẹ ruột. Ít lâu sau cả hai đều tái giá, Đường Uyển gả cho Triệu Sĩ Trình, Lục Du cưới Vương thị. Lục Du thi đỗ, được triều đình trọng dụng, ông quay trở về quê cũ, gặp lại Đường Uyển và Triệu Sĩ Trình trong vườn Thẩm, lúc này Đường Uyển đã kể hết chuyện ngày xưa cho Triệu Sĩ Trình nghe, Triệu lang rộng lượng cho phép vợ tiếp đãi người cũ, Lục Du thấy Đường Uyển sống tốt, thương nhớ người cũ, tức cảnh sinh tình viết bài thơ Cây trâm phượng (Sai đầu phượng) nổi tiếng. Đường Uyển đọc được xúc động không thôi, sầu bi mà chết.
Lục Du hay tin như sét đánh ngang tai, mấy phen khóc đến chết đi sống lại. Từ đó về sau, cái tên Đường Uyển đã trở thành đề tài quen thuộc trong sáng tác văn chương của Lục Du. Mãi đến khi 84 tuổi ông vẫn không quên người vợ, người tri kỷ lúc đầu của mình. Người đời đánh giá đây chính là một mối tình “thiên cổ hận”.
Phần trên là nguyên tác, tác giả Du Đăng cho rằng cái kết đó không đáng, tác giả muốn Đường Uyển sống lại, thay đổi cuộc đời, hạnh phúc bên người chồng cao thượng là Triệu Sĩ Trình.